Vốn chủ sở hữu là gì? Tìm hiểu về nguồn Vốn chủ sở hữu và cách tính

Để có kiến thức tốt khi kinh doanh, làm chủ doanh nghiệp, bạn cần có những kiến thức cơ bản về tài chính kế toán, đặc biệt là kiến thức về nguồn vốn. Hãy cùng Bảo Tiến Giang đi tìm hiểu về Vốn chủ sở hữu trong bài viết dưới đây nhé.

Vốn chủ sở hữu là gì? Tìm hiểu về nguồn Vốn chủ sở hữu và cách tính

1. Vốn chủ sở hữu là gì?

Các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong Cty hay các cổ đông trong Cty được gọi là Vốn chủ sở hữu.

Khi tiến hành kinh doanh, các chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ tiến hành góp vốn theo nguyên tắc: lợi nhuận cùng chia, lỗ cùng chịu.

Khi doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản, nguồn vốn chủ sở hữu sẽ dành để trả cho các chủ nợ trước tiên, sau đó chia cho các cổ đông theo tỉ lệ góp vốn.

Định nghĩa vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu bao gồm:

– Vốn cổ đông.

– Thặng dư vốn cổ đông.

– Quỹ dự phòng tài chính.

– Lãi chưa phân phối.

– Quỹ đầu tư phát triển.

– Quỹ khen thưởng phúc lợi.

– Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.

2. Nguồn Vốn chủ sở hữu là gì?

Nguồn Vốn chủ sở hữu là số vốn nhất định được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau

Nguồn Vốn chủ sở hữu là số vốn nhất định được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, nguồn vốn chủ sở hữu sẽ được hình thành từ các nguồn cụ thể sau:

2.1. Đối với doanh nghiệp Nhà nước

Nguồn vốn do Nhà nước đầu tư, do đó chủ sở hữu nguồn vốn là Nhà nước.

2.2. Đối với Cty cổ phần

Nguồn vốn do các cổ đông đóng góp, do đó chủ sở hữu vốn là các cổ đông.

2.3. Đối với Cty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

Vốn được hình thành do các thành viên sáng lập Cty đóng góp, do đó chủ sở hữu vốn là các thành viên này. Cty TNHH có thể là Cty TNHH nhiều thành viên hoặc Cty TNHH một thành viên.

2.4. Đối với Cty hợp danh

Cty hợp danh là Cty phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn. Vốn chủ sở hữu được hình thành do các thành viên tham gia thành lập Cty đóng góp, do đó chủ sở hữu nguồn vốn là các thành viên này. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm bằng số vốn đóng góp vào Cty.

2.5. Đối với Cty tư nhân

Vốn là do chủ sở hữu đóng góp, do đó chủ sở hữu vốn là chủ Cty.

2.6. Đối với Cty liên doanh

Đối với công ty liên doanh

Vốn được hình thành do các thành viên là các tổ chức, cá nhân … đóng góp, do đó chủ sở hữu vốn là các thành viên tham gia góp vốn. Cty liên doanh có thể là các Cty trong nước liên doanh với nhau hoặc Cty trong nước liên doanh với Cty nước ngoài.

Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh, nguồn vốn chủ sở hữu còn có:

– Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để mở rộng hoặc thành lập mới 1 Cty khác. Chủ sở hữu có thể là cá nhân, tập thể, cổ đông, Nhà nước…

– Các khoản thặng dư vốn cổ phần.

– Lợi nhuận chưa phân phối.

– Các quỹ của doanh nghiệp.

– Vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

– Các khoản chênh lệch chưa xử lý.

– Giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu.

3. Cách tính nguồn Vốn chủ sở hữu

Cách tính nguồn Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu được tính bằng tài sản trừ đi nợ phải trả. Trong đó tài sản bao gồm: nhà cửa, đất đai, hàng hóa và các nguồn thu nhập khác.

Nợ phải trả bao gồm các khoản nợ, các khoản vay để kinh doanh và các chi phí khác.

4. Nguyên tắc kế toán nguồn vốn chủ sở hữu

– Phải rành mạch rõ ràng từng loại nguồn vốn, quỹ, phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành và theo từng đối tượng tạo vốn.

– Phải theo đúng chế độ và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết khi chuyển dịch từ nguồn vốn này sang nguồn vốn khác.

– Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, các chủ sở hữu vốn chỉ được nhận những giá trị còn lại theo tỷ lệ góp vốn sau khi đã thanh toán các khoản nợ phải trả.

Nguyên tắc kế toán nguồn vốn chủ sở hữu

Như vậy, với những thông tin trên thì Vốn chủ sở hữu là điều kiện đầu tiên để các doanh nghiệp có thể hình thành và hoạt động. Bảo Tiến Giang hy vọng các bạn có thể nắm vững những kiến thức cơ bản này để làm việc hoặc thành lập doanh nghiệp nhanh chóng, dễ dàng.

Để có kiến thức tốt khi kinh doanh, làm chủ doanh nghiệp, bạn cần có những kiến thức cơ bản về tài chính kế toán, đặc biệt là kiến thức về nguồn vốn. Hãy cùng Bảo Tiến Giang đi tìm hiểu về Vốn chủ sở hữu trong bài viết dưới đây nhé.

Sending
User Review
0 (0 votes)
Bài trướcSEA Games 2025 tổ chức vào khi nào và tại đâu?
Bài tiếp theoTổng hợp hình ảnh Songoku đẹp nhất